HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 2019
Ngày 17/7/2019, Viện CNSH&MT, Trường Đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo Quốc tế về Công nghệ sinh học và Môi trường 2019 với chủ đề Hướng tới Hệ sinh thái khỏe mạnh và bền vững (International Conference on Biotechnology and Environment, 2019 with theme Toward the ecosystem health and sustainibility).
HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 2019
Đưa tin: Đặng Thúy Bình
Trên cơ sở hợp tác giữa Trường Đại học Nha Trang, các đối tác sông Mekong, Trường Đại học Old Dominion và Viện Smithsonian (Hoa Kỳ) và dưới sự hỗ trợ của Tổ chức phát triển hợp tác quốc tế (USAID), Ngày 17/7/2019, Viện CNSH&MT, Trường Đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo Quốc tế về Công nghệ sinh học và Môi trường 2019 với chủ đề Hướng tới Hệ sinh thái khỏe mạnh và bền vững
(International Conference on Biotechnology and Environment, 2019 with theme Toward the ecosystem health and sustainibility).
Hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia ngoài nước (Mỹ, các nước sông Mekong) và trong nước về lĩnh vực Công nghệ sinh học và Môi trường, ứng dụng trong nghiên cứu đa dạng sinh học, quản lý và bảo tồn nguồn lợi, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên nguồn lợi tự nhiên. Đồng thời, hội thảo cũng là diễn đàn để lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý cấp quốc gia và địa phương về việc xây dựng các chính sách quản lý và bảo tồn nguồn lợi.
Đặc biệt, một tiểu ban của Hội thảo sẽ là hoạt động tiếp cận cộng đồng của dự án PEEE 6-435 “Di truyền học tổng quan về lịch sử tự nhiên của các loài cá khai thác ở lưu vực sông Mekong” do trường Đại học Nha Trang chủ trì về các mối đe dọa hiện hữu và các chính sách quản lý nguồn lợi sông Mekong.
Hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước và các doanh nghiệp trao đổi thông tin và tìm kiếm cơ hội hợp tác, đồng thời để công bố các kết quả của dự án sông Mekong đến các bên liên qua góp phần phục hồi và quản lý nguồn tài nguyên của khu vực. Có hơn 70 nhà khoa học và sinh viên từ Hoa Kỳ (Viện Smithsonian và Đại học Old Dominion) và các nước sông Mekong (Vietnam, Cam Pu Chia, Lào và Việt nam) đến tham dự. Về phía Việt Nam, đến tham dự hội thảo có các nhà khoa học từ Trường Đại học Cần Thơ, TRuwongf Đại học Nha Trang, Viện Hải dương học, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3, Công ty TNHH MTV yến sào Khánh Hòa, Viện Vaxin và Sinh phẩm y tế, đại diện tổng cục thủy sản. Hội thảo có 37 báo cáo khoa học, trong đó có 12 báo cáo miệng.
Hội thảo thành công tốt đẹp và nhận được nhiều sự quan tâm của tổng cục thủy sản và các nhà khoa học tại khu vực về đa dạng nguồn lợi và những thách thức hiện hữu ở lưu vực sông Mekong.