Giảng viên và học viên cao học tham gia Hội nghị Quốc tế về Sinh học Hệ Gen Việt Nam 2023 (VCIGB 2023)
Đưa tin: Vũ Đặng Hạ Quyên
Ngày 20/10 vừa qua, Hội nghị Quốc tế về Sinh học Hệ Gen Việt Nam 2023 (VCIGB 2023) đã diễn ra thành công tại Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG-HCM. Các học viên cao học và Giảng viên thuộc Nhóm nghiên cứu Đa dạng sinh học và Bảo tồn của Viện CNSH & MT - ĐH Nha Trang tham gia Hội nghị Quốc tế về Sinh học Hệ Gen Việt Nam 2023 (VCIGB 2023).
Lần đầu tiên tổ chức, Hội nghị đã trở thành diễn đàn để các chuyên gia về Sinh học Hệ Gen trong và ngoài nước có cơ hội chia sẻ các công trình nghiên cứu và trao đổi các kiến thức mới trong lĩnh vực này. Hội nghị tập trung xoay quanh chủ đề Genome and Big Data Analysis: Current Status and Future Directions (tạm dịch: Hệ Gen và Phân tích Dữ liệu lớn: Bối cảnh hiện tại và Định hướng trong tương lai) và được chia làm 3 phần chính bao gồm: Medicine, Agriculture, và Omics study & Big Data analysis (tạm dịch: Y học Hệ Gen, Nông nghiệp, và Nhóm ngành nghiên cứu Omics và phân tích Dữ liệu lớn). Hội nghị đã trở thành diễn đàn để các chuyên gia về Sinh học Hệ Gen trong và ngoài nước có cơ hội chia sẻ các công trình nghiên cứu và trao đổi các kiến thức mới trong lĩnh vực này.
Hình 1: TS. Michael Otto – Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) thuyết trình về “Integrating omics into functional molecular investigation: Examples from staphylococcal and streptococcal infectious diseases research” (tạm dịch: Tích hợp khoa học Omics trong nghiên cứu chức năng phân tử: Dẫn chứng từ các nghiên cứu liên quan đến bệnh truyền nhiễm do tụ cầu và liên cầu gây nên).
Trong năm đầu tiên tổ chức, hội thảo đã có hơn 30 công trình nghiên cứu từ các học giả trong nước và quốc tế tham gia. Nhóm nghiên cứu Đa dạng sinh học và Bảo tồn, Viện CNSH&MT có 01 báo cáo hội trường do TS. Đặng Thuý Bình trình bày, và 2 báo cáo poster của các học viên cao học gồm Trương Thị Oanh và Trần Quang Sáng được trình bày tại tiểu ban Genomic Agriculture and Environment.
Hình 2: PGS.TS. Đặng Thuý Bình trình bày báo cáo tại Hội nghị
Hình 3: Nhóm nghiên cứu Đa dạng sinh học và Bảo tồn – Viện CNSH & MT tham gia Hội nghị
Hội nghị cũng là một cơ hội rất tốt để các giảng viên và sinh viên giao lưu, cập nhật các thông tin về lĩnh vực chuyên môn Công nghệ sinh học, các kỹ thuật về Gen, về Phân tích dữ liệu Genome hiện nay và cập nhật xu thế, nâng cao trình độ và định hướng nghiên cứu trong tương lai của các giảng viên trong Viện. Đồng thời cũng là cơ hội để tiếp cận các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho lĩnh vực liên quan. Hội nghị hứa hẹn sẽ quay lại vào năm 2025 cùng nhiều điều đáng mong chờ hơn nữa trong tương lai.