Asparagopsis sp., nhân tố mới trong giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu
Phạm Thị Minh Thu, Ngô Đăng Nghĩa
Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang
Trong bối cảnh dân số thế giới có thể đạt tới 10 tỉ người vào năm 2020, tổng lương thực của thế giới cần phải tăng 56% so với hiện tại (Would Resourses Institute, 2019). Nhu cầu sữa và thịt động vật tăng dẫn tới hậu quả khí thải nhà kính từ động vật, đặc biệt các loài ăn cỏ tăng. Phát thải methane từ ruột của động vật ăn cỏ (Hình 1) chiếm khoảng 17% phát thải khí CH4 toàn cầu. Giống bò năng suất cao (10.250 kg sữa) thải 375 g/ngày khí methane, đối với giống cho năng suất thấp (500 kg) sinh 180 g/ngày khí CH4. Việc sản xuất khí CH4 làm tổn thất năng lượng cung cấp theo thức ăn cho bò từ 5,7-6,5% (Beauchemin et al., 2020). Do đó, cùng với nhu cầu lương thực của con người, cần phải tìm cách giảm phát thải khí này nhằm mục đích tăng lương thực nhưng không tăng quá 2°C cho tới năm 2050 (Would Resourses Institute, 2019).
Xem chi tiết bài viết tại đây
Một số hình ảnh