Nhằm tăng cường kiến thức thực tế và sự kết nối giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học ứng dụng vào nuôi trồng thủy sản, TS. Nguyễn Thị Hải Thanh, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Đại học Nha Trang đã có chuyến đi thực tế tại doanh nghiệp, các đại lý và các hộ nuôi trồng thuỷ sản tại Sài Gòn và Tiền Giang từ ngày 26-28/6/2025.
Trong chuyến đi này, TS đã có buổi làm việc với chị Nguyễn Thị Thêu - giám đốc và chị Đoàn Thị Thu Xuân – trưởng phòng kỹ thuật của công ty TNHH Thái Mỹ để tìm hiểu về nhu cầu sử dụng các chế phẩm CNSH trong nuôi trồng thuỷ sản trong giai đoạn 2 năm trở lại đây. Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thái Mỹ là đơn vị sản xuất và cung ứng thức ăn thuỷ sản, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản. Đồng thời, công ty cũng là đơn vị tư vấn, chuyển giao quy trình chăm sóc các đối tượng thuỷ sản cho các đại lý và các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn cả nước, tập trung ở các tỉnh Tây Nam Bộ.

TS. Thanh gặp gỡ và làm việc với chị Thêu, giám đốc công ty TNHH Thái Mỹ
Cũng trong chuyến đi, TS Thanh đã trao đổi với các đại lý bán thức ăn và các chế phẩm CNSH sử dụng trong ao nuôi tôm, như anh Nguyễn Vương Anh, đại lý bán hàng của công ty Hải Đại, chị Nguyễn Thanh Bình, đại lý của của công ty Thái Mỹ. Theo a Vương Anh và chị Bình, từ sau đại dịch covid, việc nuôi tôm của bà con gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh phức tạp. Tuy nhiên, từ đầu năm 2025, do việc quản lý và kiểm soát bệnh và nguồn nước tốt hơn, sản lượng nuôi tôm của các hộ có những dấu hiệu phục hồi đáng kể. Các dạng thức ăn bổ sung cho tôm thời gian gần đây thường kết hợp các dòng vi khuẩn có lợi như Bacillus subtilis, Saccharomyces cerevisiae
Ngoài ra, TS đã có thời gian tham quan và làm việc với hộ nuôi tôm là anh Nguyễn Minh Hiếu ở ấp Bà Từ, xã Bà Từ, H. Tân Phú Đông, T.Tiền giang. Anh Hiếu sở hữu 18 ha đất nuôi với 28 ao/đìa nuôi. được đào tạo ngành Công nghệ hoá học của Đại học Bách Khoa, và bén duyên với nghề nuôi tôm từ năm 2001. Hiện tại, anh Hiếu đang sử dụng công nghệ xử lý nước thải bằng Clorin khí 99%, tích hợp hệ thống trộn clorin tự động trong đường ống PVC, trước khi xử lý bằng thuốc tím. Cùng với việc xử dụng hệ thống xả thải lòng chảo, và việc kiểm soát mầm bệnh tốt, hiện tại kích thước tôm thương phẩm đạt 25 con/kg sau dưới 90 ngày nuôi, sản lượng đạt 10 -12 tấn/ ao nuôi/vụ.

TS. Thanh cùng anh Hiếu tại ao ương tôm giống tại Tiền Giang
Việc tham quan hệ thống nhà xưởng của công ty, gặp gỡ các đại lý và các hộ nuôi trồng thuỷ sản là cơ hội tốt để giảng viên ngành CNSH cập nhật các thông tin về nhu cầu sử dụng các chế phẩm công nghệ sinh học, cũng như công nghệ nuôi và quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản, góp phần cập nhật nội dung bài giảng và các định hướng nghiên cứu gần hơn với nhu cầu thực tế của ngành CNSH.