Nhóm nghiên cứu Đa dạng sinh học và Bảo tồn, Viện CNSH&MT khảo sát thực địa trồng rừng ngập mặn tại Ninh Ích, Ninh Hòa, Khánh Hòa
Đưa tin: Khúc Thị An
Triển khai hoạt động khảo sát thực địa và trồng rừng ngập mặn tại một số địa phương thuộc khu vực phía bắc Tỉnh Khánh Hòa trong chương trình của dự án “Quản lý và phục hồi rừng ngập mặn phía Bắc tỉnh Khánh Hòa - Hướng tới cảnh quan bền vững” do Trường Đại học Nha Trang chủ trì.
Ngày 9/5/2023, nhóm nghiên cứu đã tiến hành chuyến khảo sát tại một số thôn của xã Ninh Ích. Thị xã Ninh Hòa - nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất tại Khánh Hòa (khoảng 40 ha). Mục đích của chuyến khảo sát là tìm hiểu về nguồn giống tại địa phương, và địa điểm có thể triển khai hoạt động trồng rừng.
Các thông tin và số liệu thu thập được từ chuyến đi là tư liệu cần thiết để nhóm chuẩn bị các dự toán chi tiết cho việc trồng rừng ngập mặn và phương án hỗ trợ kịp thời một số nhu cầu sinh kế cho những hộ dân tham gia trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.
Tại đìa nhà Anh Nguyễn Ngọc Phai, thôn Tân Đảo với diện tích gần 3 ha. Trong đìa của anh đã có những cây đước được trồng từ rất lâu, nay anh sẵn sàng tham gia cùng chúng tôi thực hiện dự án trồng và bảo vệ rừng ngập mặn này. Hình ảnh rừng ngập mặn được một số dân trồng để bảo vệ đìa nuôi trồng thủy sản, đây cũng là khu vực mà nhóm dự án sẽ tiến hành trồng rừng để mở rộng diện tích.
Tại căn lều tạm - nơi Chú Trình Kim Dược trú ngụ để trông coi đìa đã nhiều năm nay tại thôn Tân Đảo. Theo lời chú tâm sự, chú đã lớn tuổi, không còn nhiều sức khỏe để tham gia trồng rừng và nuôi trồng thủy sản theo đề xuất của nhóm dự án.
Khoảng trời xanh mát, có một cái nhà nhỏ xinh giữa đìa mát lịm tim luôn, đó là khu đìa nhà anh Nguyễn Tấn Tài - một trong những thành viên tích cực nhất trong công cuộc trồng rừng ngập mặn bảo vệ môi trường biển hiện nay. Anh sẵn sàng hỗ trợ nhóm một số diện tích trồng rừng tại các đìa nhà anh.
Khảo sát tại đìa nhà anh Trần Anh Thi ở thông Phú Hữu, Ninh Ích giữa buổi trưa nắng gay gắt, lúc đầu anh cứ khăng khăng không trồng bất cứ cây nào, bởi lá đước/ mắm rơi xuống đìa làm ô nhiễm nguồn nước nuôi của anh, rễ của chúng ăn sâu làm anh không đắp bờ và thu hoạch tôm cua được. Sau khi nghe nhóm năn nỉ về những lợi ích từ những cánh rừng ngập mặn này, anh mới hạ giọng và nở nụ cười tươi rói với chúng tôi.