Giảng viên Viện CNSH & MT tham gia khóa tập huấn “Sử dụng các chẩn đoán phân tử trong phát hiện các dịch bệnh chủ yếu do vi sinh vật gây ra trong thực phẩm”, tại Quy Nhơn
Đưa tin: Lê Nhã Uyên
Dịch bệnh trên thực phẩm hiện nay đang là 1 trong nhiều vấn đề được xã hội quan tâm trong đó nguyên nhân chủ yếu là do vi sinh vật. Việc làm thế nào để kiểm soát được nguồn thực phẩm sạch, an toàn để sử dụng là bài toán nan giải, cần sự phối hợp của nhiều bên liên quan: nhà cung cấp, nhà sản xuất, ý thức của người tiêu dùng…
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn, virus gây bệnh trên vật nuôi như: các phương pháp phân lập nuôi cấy truyền thống, các thử nghiệm sinh hoá truyền thống, các test kit nhanh, , Elisa…, tuy nhiên hầu hết các phương pháp này đều có độ nhạy thấp, nhiều sai số, độ đặc hiệu không cao hay thời gian thử nghiệm lâu.
Vừa qua vào ngày 11-12/12/2023, tại Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành, số 07 Đại lộ Khoa Học, Ghềnh Ráng, Quy Nhơn, Bình Định đã tổ chức khoá tập huấn "Sử dụng các chẩn đoán phân tử trong phát hiện các dịch bệnh chủ yếu do vi sinh vật gây ra trong thực phẩm”.
Khóa học tập trung đào tạo lý thuyết và kỹ năng thực hành kỹ thuật chẩn đoán sinh học phân tử (real time PCR, PCR, LAMP) ứng dụng trong chẩn đoán tác nhân vi sinh vật lây nhiễm qua thực phẩm (Salmonella, Clostridium botulinum), đây là những kỹ thuật chẩn đoán cho kết quả chính xác, nhanh chóng. Các kỹ thuật này dựa trên nền tảng về các kỹ thuật sinh học phân tử, giúp việc xác định chính xác các tác nhân vi sinh vật lây nhiễm trong thực phẩm, đặc biệt có nhiều tác nhân vi sinh vật nguy hiểm có khả năng gây bệnh, từ đó đưa ra cảnh báo về mức độ an toàn của thực phẩm, giúp người tiêu dùng có thể phòng ngừa hay nhận biết được nguyên nhân chính xác của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật, từ đó có định hướng điều trị đúng đắn và kịp thời.