được thành lập năm 2002, sau 20 năm thành lập và phát triển, đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của Viện và Trường trong đào tạo và nghiên cứu khoa học về công nghệ sinh học.
-
Đội ngũ giảng viên:
Bộ môn Công nghệ sinh học được thành lập năm 2002, ban đầu trực thuộc Khoa Công nghệ chế biến (nay là Khoa Công nghệ thực phẩm), Trường Đại học Thủy sản (nay là Trường Đại học Nha Trang). Theo sự phát triển của quy mô đào tạo và nghiên cứu khoa học, năm 2008, bộ môn chuyển về Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang.
Năm 2013, Bộ môn Công nghệ sinh học được tách thành 2 bộ môn là Sinh học và Công nghệ sinh học, trong đó bộ môn Sinh học quản lý các học phần sinh học cơ bản, học phần cơ sở ngành, bộ môn Công nghệ sinh học giảng dạy các học phần chuyên ngành của ngành Công nghệ sinh học.
Hiện nay, ngành Công nghệ sinh học được đào tạo tại Trường Đại học Nha Trang với cả 3 trình độ đào tạo Đại học (từ 2004), Thạc sĩ (từ 2013) và Tiến sĩ (từ 2021), trong đó chương trình đào tạo của trình độ đại học đã được kiểm định chất lượng vào đầu năm 2022. Là bộ môn chuyên ngành, để đáp ứng được yêu cầu của đào tạo, đội ngũ giảng viên của Bộ môn đã không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Với số lượng 10 người, Bộ môn Công nghệ sinh học hiện có 1 phó giáo sư, 5 tiến sĩ, 1 nghiên cứu sinh và 3 thạc sĩ, hiện là một trong các bộ môn có tỉ lệ PGS, tiến sĩ cao của trường (60%). Với lợi thế được đào tạo bài bản từ các trường có uy tín ở trong nước và quốc tế (Đức, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản), các giảng viên ngày càng không ngừng xây dựng bộ môn vững mạnh.
Chương trình đào tạo trình độ đại học Công nghệ sinh học được kiểm định chất lượng vào đầu năm 2022.
-
Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ:
Nghiên cứu khoa học không chỉ là một nhiệm vụ trọng tâm cần hoàn thành, nó còn là phương tiện để các giảng viên đại học rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và bổ sung thông tin vào bài giảng, phục vụ quá trình đào tạo. Với đặc trưng hoạt động trong một lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh và đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao, các giảng viên của bộ môn Công nghệ sinh học luôn tích cực tham gia vào các dự án, đề tài NCKH các cấp với định hướng ngày càng tăng hàm lượng khoa học và quy mô của các nghiên cứu.
Sản phẩm mang dấu ấn công nghệ sinh học (cây trồng nuôi cấy mô).
Kể từ năm 2015 trở lại đây, các giảng viên của bộ môn đã xuất bản 20 bài báo trên tạp chí quốc tế, 11 bài trong nước, hàng chục báo cáo tại các hội nghị trong nước và quốc tế là kết quả của gần 20 đề tài từ cấp cơ sở cho tới quốc gia, quốc tế trong đó có nhiều đề tài thuộc cấp quốc gia, quốc tế, nghị định thư. Nghiên cứu tập trung vào các hướng như: probiotic và bacteriocin trong phòng/chữa bệnh cho người và động vật thuỷ sản, bảo tồn đa dạng thực vật và rong biển, nghiên cứu về nấm ký sinh côn trùng, ứng dụng vi sinh trong xử lý ô nhiễm môi trường, tách chiết và ứng dụng enzyme từ rong biển… (https://viencnsh.ntu.edu.vn/Bo-mon/Cong-nghe-sinh-hoc/Nghien-cuu-Khoa-hoc)
Sản phẩm mang dấu ấn công nghệ sinh học (đông trùng hạ thảo).
-
Hoạt động cộng đồng
Trong thời gian gần đây, các kết quả khoa học công nghệ được mở rộng theo hướng tiếp cận với thực tế nhằm giới thiệu ngành học đến cộng đồng.
Sinh viên tham gia cuộc thi khởi nghiệp được chọn vào vòng chung kết quốc gia.
Ngoài ra, các giảng viên cũng tích cực tham gia vào các vai trò như ban giám khảo các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông, trao đổi kinh nghiệm học thuật nghiên cứu khoa học với giáo viên và học sinh phổ thông, hướng dẫn học sinh phổ thông tham gia các cuộc thi khoa học kỹ thuật và sinh viên tham gia vào các cuộc thi khởi nghiệp… Từ quá trình đó, các sản phẩm cả hữu hình và vô hình của ngành Công nghệ sinh học đã được hình thành và đang dần tạo được dấu ấn trong xã hội.
Hoạt động lớp học vui vẻ đưa ngành học đến gần với học sinh phổ thông.