SINH VIÊN KHÓA 61 NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG THAM QUAN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HÒN BÀ

Ngày 9.10.2019, với sự hỗ trợ từ phía Ban quản lý khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên Hòn Bà, Bộ môn Công nghệ Môi trường, Viện CNSH&MT đã tổ chức cho tân sinh viên khóa 61 tham quan kiến tập KBT thiên nhiên Hòn Bà.
SINH VIÊN KHÓA 61 NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG THAM QUAN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HÒN BÀ

                                                                                                                                     Đưa tin: BM CNMT, Viện CNSH&MT

 

Ngày 9.10.2019, với sự hỗ trợ từ phía Ban quản lý khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên Hòn Bà, Bộ môn Công nghệ Môi trường, Viện CNSH&MT đã tổ chức cho tân sinh viên khóa 61 tham quan kiến tập KBT thiên nhiên Hòn Bà.

Trong chương trình học tập của K61, ngành Kỹ thuật môi trường, nhằm giúp các tân sinh viên hiểu về hệ sinh thái rừng và tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng; Bộ môn CNMT đã tổ chức chuyến tham quan thực tế tại KBT thiên nhiên Hòn Bà với mục đích:


-          Khảo sát và tìm hiểu hệ sinh thái rừng

-          Tìm hiểu danh nhân văn hóa Alexandre Yersin

-          Tìm hiểu về bảo tồn sinh thái rừng và dịch vụ chi trả môi trường rừng


KBT thiên nhiên Hòn Bà nằm về phía tây, cách thành phố Nha trang 60km đường bộ và hơn 15km đường chim bay. Đỉnh Hòn Bà nằm ở độ cao 1578m so với mực nước biển. KBT rộng 20 ngàn hecta với 9 ngàn hecta nằm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt. Hệ thực vật tại KBT rất phong phú và đa dạng về thành phần loài. Thực vật có trên 1.600 loài thuộc 468 chi và 120 họ trong đó có 51 loài quý hiếm và nhiều loài có giá trị dược liệu cao như Nấm Linh chi, Sa nhân, Dó bầu, Ươi, Cốt toái bổ; nhiều loại gỗ quý như Pơ mu, Hoàng đàn giả, Gõ đỏ, Giáng hương, Mun, Sến mật,… Về động vật, KBT Hòn Bà có 321 loài thuộc  90 họ, 27 bộ, trong đó có 56 loài động vật quý hiếm; 70 loài thú (điển hình là Vượn đen má hung và Chà vá chân đen), chim có 144 loài và 107 loài lưỡng cư – bò sát.

Sau khi được cán bộ KBT Hòn Bà giới thiệu về khu bảo tồn, sinh viên tham gia khảo sát thực tế để tìm hiểu hệ sinh thái và hệ động thực vật rừng. Sau đó, sinh viên tham quan Khu di tích nhà gỗ của bác sĩ Yersin, tìm hiểu về con người và những đóng góp vĩ đại của ông đối với vùng đất Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung.

Buổi tham quan kết thúc với hoạt động làm bài tập nhóm trình bày về cảm nhận của bản thân về chuyến đi, về vai trò của rừng đối với môi trường khí hậu và sức khỏe đồng thời đưa ra những ý kiến, thảo luận để tăng cường việc bảo vệ rừng.

Chuyến đi đã giúp các tân sinh viên có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu và cảm nhận được rõ hơn vai trò của hệ sinh thái rừng đối với việc điều hòa môi trường - khí hậu để có những thay đổi trong nhận thức, hành động cùng chung tay bảo vệ môi trường rung.

  • Share

Previous Post

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG VÒNG CHUNG KẾT CUỘC THI “KHÁM PHÁ CÙNG YERSIN”

Next Post

VIỆN CNSH&MT TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHOA HỌC VUI CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG