Nhóm nghiên cứu Đa dạng sinh học và Bảo tồn kết nối xây dựng dự án phục hồi rừng ngập mặn được tài trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Nhóm nghiên cứu Đa dạng sinh học và Bảo tồn kết nối xây dựng dự án phục hồi rừng ngập mặn được tài trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Đưa tin: Đặng Thúy Bình

Tên dự án: Quản lý và phục hồi rừng ngập mặn phía Bắc tỉnh Khánh Hòa - Hướng tới cảnh quan bền vững.

Mã số dự án: SVM30022GR0249

Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái đất ngập nước ven biển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có tính đa dạng sinh học cao, có lợi cho bảo vệ bờ biển và cư dân địa phương. Sự phát triển đô thị, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng của RNM. RNM đóng góp tới 10% tổng lượng phát thải do phá rừng toàn cầu, mặc dù chỉ chiếm 0,7% diện tích rừng nhiệt đới. Diện tích RNM của Việt Nam đã giảm từ 400.000 ha (năm 1945) xuống còn 250.000 ha (năm 1982). Do họa động nuôi trồng thủy sản và phát triển đô thị, Việt Nam đã mất 80% RNM trong 50 năm qua. Tuy nhiên, dữ liệu về đa dạng sinh học rừng (đặc biệt là RNM) ở quy mô địa phương còn hạn chế và không được ghi nhận đầy đủ về không gian và thời gian.

Hình 1: Nhóm nghiên cứu dự án học hỏi kinh nghiệm tại Khu bảo tồn sinh quyển Cần Giờ

Dự án ‘‘Quản lý và phục hồi rừng ngập mặn phía Bắc tỉnh Khánh Hòa - Hướng tới cảnh quan bền vững”  cung cấp cơ sở dữ liệu cập nhật về đa dạng sinh học, sinh khối và trữ lượng các-bon của các hệ sinh thái RNM ở Bắc Khánh Hòa. Dự án được tiến hành dưới sự chủ trì của Trường Đại học Nha Trang và các đối tác đến từ Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Khánh Hòa, và Viện Sinh thái miền Nam.  Thông qua các khóa đào tạo, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe hệ sinh thái và biến đổi khí hậu, hỗ trợ kỹ thuật, dự án góp phần khuyến khích thế hệ trẻ tìm kiếm và thực hiện các giải pháp bảo vệ và phục hồi RNM. Các bên liên quan sẽ được hỗ trợ để nâng cao năng lực quản lý bền vững, bảo tồn và phục hồi RNM. Dự án hỗ trợ mô hình sinh kế từ các loại cây bản địa có giá trị kinh tế, kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ làm từ rác thải sinh hoạt cho các cộng đồng yếu thế (thanh niên và phụ nữ ở các làng chài và hải đảo). Mô hình giúp cộng đồng địa phương thích ứng với viến đổi khí hậu; đồng thời  góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho các hộ dân địa phương.

Hình 2: Nhóm nghiên cứu báo cáo tiến trình dự án với đại diện Lãnh sự quán Hoa kỳ

Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án:

  1. Mục tiêu dài hạn:

Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng (REDD +) thông qua quản lý bền vững, bảo tồn và phục hồi rừng ngập mặn.

       b) Mục tiêu ngắn hạn:

- Cung cấp cơ sở dữ liệu cập nhật về đa dạng sinh học, sinh khối và trữ lượng carbon của các hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Bắc Khánh Hòa.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về sức khỏe hệ sinh thái và biến đổi khí hậu.

- Nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ và sinh viên Trường ĐHNT trong công tác tuyên truyền, quản lý, bảo tồn rừng ngập mặn và giảm thiểu CO­2.

- Hỗ trợ cộng đồng yếu thế (thanh niên và phụ nữ ở các làng chài và hải đảo) các mô hình canh tác bền vững.

- Cải thiện bình đẳng giới và đưa các nhóm yếu thế được tham gia vào hoạt động giáo dục và nghiên cứu phục hồi rừng ngập mặn và giảm thiểu CO2.

- Tăng cường sự tham gia với tất cả các bên liên quan và phổ biến kết quả nghiên cứu cho các cộng đồng khu vực rừng ngập mặn và đất ngập nước, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và phục hồi rừng nhập mặn tại Bắc Khánh Hòa.

 

 

 

  • Share

Previous Post

VIỆN CNSH&MT THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI SINH VIÊN VỚI ĐẠI HỌC SOUTHERN CROSS, AUSTRALIA

Next Post

Giảng viên Viện CNSH&MT tham quan mô hình nuôi biển của Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam