GIẢNG VIÊN VIỆN CNSH & MT THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO VỀ HẢI DƯƠNG HỌC VÀ AXIT HÓA ĐẠI DƯƠNG

Giảng viên Viện CNSH&MT (TS. Phạm Thu Thủy, ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh và ThS. Nguyễn Thị Anh Thư) tham gia Khóa đào tạo về Hải dương học và Axit hóa đại dương được tổ chức tại Viện Hải dương học, Nha Trang,
GIẢNG VIÊN VIỆN CNSH & MT THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO VỀ HẢI DƯƠNG HỌC VÀ AXIT HÓA ĐẠI DƯƠNG

Đưa tin: Nguyễn Thị Anh Thư, Phạm Thu Thủy

Từ ngày 22-24.10.2019, giảng viên Viện CNSH&MT (TS. Phạm Thu Thủy, ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh và ThS. Nguyễn Thị Anh Thư) tham gia Khóa đào tạo về Hải dương học và Axit hóa đại dương được tổ chức tại Viện Hải dương học, Nha Trang, Khánh Hòa do các chuyên gia của IOC/WESTPAC (Tiểu ban Hải dương học liên chính phủ khu vực tây Thái Bình Dương) giảng dạy. Hội thảo được tài trợ kinh phí bởi đề tài Độc lập cấp Quốc gia Mã số ĐTĐL.CN-28/17 dự án PEER 5- 618 với sự hỗ trợ của IOC/WESTPAC.


Tham gia hội thảo có hơn 30 nhà khoa học, cán bộ hoạt động và nghiên cứu trong lĩnh vực đa dạng sinh học, vật lý hải dương, dự báo thời tiết từ Việt Nam và các chuyên gia quốc tế đến từ Thái Lan, Hàn Quốc thuộc IOC/WESTPAC.

Khóa đào tạo cung cấp các thông tin về axit hóa đại dương, tác động của axit hoá đại dương đến các hệ sinh thái biển và đa dạng sinh học của rạn san hô, giám sát tác động của axit hoá đại dương, ứng dụng kỹ thuật DNA metabarcoding trong nghiên cứu đa dạng sinh học các động vật biển đặc biệt là cá và động vật phù du.



Bên cạnh đó các học viên tham gia thuộc nhóm Sinh học còn được đi thực địa thu mẫu trên các hệ thống ARMS (Autonomous Reef Mornitoring Structure), và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm (tách chiết DNA, điện di và PCR) và hướng dẫn xử lý số liệu metabarcoding đối với cá. Trong khi các học viên thuộc nhóm vật lý hải dương được giới thiệu thêm về Hệ thống dự báo đại dương (OFS) của WESTPAC và hướng dẫn cách khai thác dữ liệu từ OFS phục vụ dự báo khí tượng, thủy văn, động lực biển ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

  • Share

Previous Post

ĐỀ TÀI TIẾN SĨ: SỰ THÍCH ỨNG CỦA CÁ KHOANG CỔ VỚI VẬT CHỦ HẢI QUỲ: TỪ GÓC NHÌN DI TRUYỀN TỚI SINH LÝ HỌC.

Next Post

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHITOSAN TRONG VI NHÂN GIỐNG LAN MOKARA