ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHITOSAN TRONG VI NHÂN GIỐNG LAN MOKARA

Mokara là loài lan đẹp, đa dạng về màu sắc, ưa khí hậu nóng, dai sức và dễ trồng. Trong nghiên cứu này, chitosan được thêm vào môi trường vi nhân giống nhằm cải thiện tốc độ sinh trưởng của chồi lan, từ đó giảm bớt thời gian nuôi cấy mô.Nghiên cứu đã minh hoạ cho tác dụng kích thích sinh trưởng lên thực vật in vitro nói chung của chitosan và mở ra một hướng ứng dụng cho đối tượng lan mokara nói riêng.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHITOSAN TRONG VI NHÂN GIỐNG LAN MOKARA


Tóm tắt kết quả đề tài cấp trường của TS. Phạm Thị Minh Thu

Mokara là loài lan đẹp, đa dạng về màu sắc, ưa khí hậu nóng, dai sức và dễ trồng. Vì vậy, có những thời điểm mokara được trồng và nhân giống rộng rãi, đặc biệt bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tuy nhiên, gần đây cây cấy mô mokara ít được quan tâm phát triển vì tuy ưu thế nhân giống số lượng lớn nhưng cây cấy mô có tốc độ phát triển chậm kể cả trong giai đoạn nhân giống in vitro (vi nhân giống) và chăm sóc sau đó ngoài vườn.

Trong nghiên cứu này, chitosan được thêm vào môi trường vi nhân giống nhằm cải thiện tốc độ sinh trưởng của chồi lan, từ đó giảm bớt thời gian nuôi cấy mô. Chitosan có các nguồn gốc tách chiết từ vỏ tôm và mai mực (T và M), khối lượng phân tử trong 3 khoảng (Mw <10, 30-50 và 80-100 kDa, kí hiệu Mw10, Mw30 và Mw80), độ deacetyl (DD 72-75, 82-85 và 92-95%, kí hiệu D70, D80 và D90) đã được khảo sát với tiêu chí chính là kích thích chồi lan tăng trưởng tốt về chiều cao.




Kết quả cho thấy chitosan tôm, Mw30, D80 là ưu thế nhất và được sử dụng tiếp theo trong qui trình vi nhân giống. Khi bổ sung loại chitosan này vào các môi trường trong qui trình vi nhân giống mokara theo các nồng độ khác nhau (5, 20, 80 và 320ppm) cho thấy nồng độ 20ppm phù hợp cho kích thích tạo chồi và kéo dài chồi trong khi 80ppm phù hợp cho kích thích tạo rễ. Không có sự khác biệt đạt được khi bổ sung chitosan vào môi trường nuôi cấy mẫu sau khử trùng. Như vậy, nghiên cứu đã minh hoạ cho tác dụng kích thích sinh trưởng lên thực vật in vitro nói chung của chitosan và mở ra một hướng ứng dụng cho đối tượng lan mokara nói riêng.

Tài liệu tham khảo

Phạm Thị Minh Thu (2019) Ứng dụng chitosan trong vi nhân giống lan Mokara. Báo cáo đề tài cấp trường, Trường Đại học Nha Trang.

  • Share

Previous Post

ĐỀ TÀI TIẾN SĨ: SỰ THÍCH ỨNG CỦA CÁ KHOANG CỔ VỚI VẬT CHỦ HẢI QUỲ: TỪ GÓC NHÌN DI TRUYỀN TỚI SINH LÝ HỌC.

Next Post

NHÓM NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN THU MẪU TẠI LUANG PRABANG, LÀO