Sinh viên khóa 61 CNSH kiến tập tại Công ty TNHH Cá ngừ Việt Nam – KCN Suối Dầu, Cam Lâm, Khánh Hòa.

Ngày 17/11/2022 đoàn giảng viên BM SH, CNSH cùng với sinh viên K61.CNSH đi tham quan thực tế tại Công ty TNHH Cá ngừ Việt Nam – KCN Suối Dầu, Cam Lâm, Khánh Hòa.

Đưa tin: Nguyễn Thị Như Thường

Sinh viên khóa 61 CNSH kiến tập tại Công ty TNHH Cá ngừ Việt Nam – KCN Suối Dầu, Cam Lâm, Khánh Hòa.

Công ty TNHH Cá ngừ Việt Nam (Tuna Việt Nam) là một công ty thành viên của tập đoàn Hải Vương Group chuyên về chế biến và sản xuất các loại cá mà đặc biệt là cá ngừ đại dương lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với năng lực sản xuất lên tới 100 tấn nguyên liệu mỗi ngày trên dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng cũng như an toàn vệ sinh. Tuna Việt Nam đã đáp ứng và phục vụ hàng triệu sản phẩm cá hộp tới tay người tiêu dùng.

Mở đầu chương trình kiến tập, SV được xem một video giới thiệu về 24 năm hình thành và phát triển của Hải Vương Group. Tiếp theo, đoàn được hướng dẫn tham quan xưởng và dây chuyền sản xuất cá ngừ đóng hộp từ khâu hấp chín, phi lê, phân loại sản phẩm, đóng gói. Ngoài ra SV còn được tham quan hệ thống kho lạnh bảo quản nguyên liệu cá ngừ của công ty, được biết 90% nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu trên toàn thế giới, từ các phương thức đánh bắt tiên tiến ở các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Fiji, Tây Ban Nha…

Phần cuối chương trình là giao lưu giữa SV với Giám đốc và nhân viên quản lý của các bộ phận như bộ phận Lab, bộ phận QC. Các anh chị đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong công việc, giới thiệu cơ hội việc làm tương ứng với SV ngành CNSH mà công ty cần tuyển dụng, chế độ ưu đãi và hướng đào tạo phát triển. Qua đó, SV sẽ có những định hướng rõ ràng hơn về những công việc mình có thể làm sau khi tốt nghiệp ra trường.

  • Share

Previous Post

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG VÒNG CHUNG KẾT CUỘC THI “KHÁM PHÁ CÙNG YERSIN”

Next Post

Giảng viên và sinh viên ngành CNMT tham gia buổi sinh hoạt chuyên môn cùng thầy Trần Lê Lựu - Trường Đại học Việt Đức