Search

Chuẩn đầu ra

1. Giới thiệu

1.1 Tên ngành đào tạo:
   - Tiếng Việt: Cử nhân Công nghệ sinh học
   - Tiếng Anh: Bachelor of Biotechnology

1.2 Trình độ đào tạo: Đại học (4 năm), cấp bằng Cử nhân Công nghệ sinh học

1.3 Mục tiêu chung:
  Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ sinh học cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, đáp ứng nhu cầu xã hội.

2. Chuẩn đầu ra

1. PLO1: Có lập trường chính trị tư tưởng, có khả năng vận dụng về lý luận chính trị, quân sự, pháp luật và phương pháp rèn luyện sức khỏe để bảo vệ tổ quốc và có cuộc sống tốt hơn.

2. PLO2: Có kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận các vấn đề thuộc lĩnh vực, ngành đào tạo.

3. PLO3: Có tư duy sáng tạo và các kỹ năng mềm cần thiết khác để làm việc và tự học suốt đời; đạt năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và công việc chuyên môn.

4. PLO4: Có khả năng phân lập, tuyển chọn, nuôi cấy, định danh, kiểm nghiệm, cải tạo giống và sản xuất các sản phẩm từ vi sinh vật phục vụ nghiên cứu và ứng dụng trong các lĩnh vực thực phẩm, thuỷ sản, y dược, thú y và môi trường.

5. PLO5: Có khả năng thực hiện các xét nghiệm bệnh ở người, chẩn đoán bệnh ở động vật và nghiên cứu đa dạng sinh học bằng các kỹ thuật sinh học phân tử.

6. PLO6: Có khả năng ứng dụng và tham gia sản xuất các sản phẩm từ thực vật, nấm và rong biển; nuôi cấy mô và tế bào thực vật nhằm nhân giống một số nhóm thực vật phục vụ cho nông nghiệp và thủy sản.

7. PLO7: Có khả năng ứng dụng và tham gia sản xuất thực phẩm, vắc xin và các dòng tế bào nuôi cấy từ động vật phục vụ cho y dược, thú y và thuỷ sản.

8. PLO8: Vận dụng kiến thức phân tích, thiết kế quy trình sản xuất, quản lý phòng thí nghiệm thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học trong điều kiện thực tế ở Việt Nam.

9. PLO9: Sử dụng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm để khởi nghiệp và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ sinh học.

10. PLO10: Có khả năng phát triển và xúc tiến thương mại các sản phẩm Công nghệ sinh học.

 

  • Ngày cập nhật: 18/12/2021
  • Ngày đăng: 18/08/2020
In nội dung

1. Giới thiệu
1.1 Tên ngành đào tạo:
  - Tiếng Việt: Kỹ thuật Môi trường
  - Tiếng Anh: Environmental Engineering
1.2 Trình độ đào tạo: Đại học (4,5 năm), cấp bằng Kỹ sư Kỹ thuật Môi trường
1.3 Mục tiêu chung:
  Chương trình giáo dục đại học Công nghệ Kỹ thuật Môi trường cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực môi trường, đáp ứng nhu cầu xã hội.
2. Chuẩn đầu ra

1. PLO1: Có lập trường chính trị tư tưởng, biết vận dụng lý luận chính trị, quân sự, pháp luật và các phương pháp rèn luyện sức khoẻ để thực hiện nghĩa vụ công dân và phát triển cá nhân;

2. PLO2: Áp dụng kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận các vấn đề thuộc lĩnh vực, ngành đào tạo;

3. PLO3: Vận dụng kỹ năng tư duy sáng tạo và các kỹ năng mềm cần thiết khác để làm việc và tự học suốt đời; đạt năng lực ngoại ngữ tối thiểu 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản để tiếp cận giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và công việc chuyên môn;

 4. PLO4: Tính toán, thiết kế, thi công và vận hành các hệ thống xử lý môi trường;

 5. PLO5: Thực hiện thành thạo các kỹ thuật phân tích môi trường, phân tích dữ liệu và làm báo cáo đánh giá tác động môi trường;

6. PLO6: Tư vấn, xây dựng hồ sơ môi trường cho các dự án đảm bảo các yêu cầu về luật môi trường trong nước và quốc tế;

7. PLO7: Đánh giá rủi ro, tác hại lâu dài của các dự án đối với môi trường và sức khoẻ con người;

8. PLO8: Đánh giá và chọn lựa được công nghệ tiên tiến theo hướng thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khoẻ người lao động và cộng đồng;

9. PLO9: Nghiên cứu tìm giải pháp mới trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn;

10. PLO10: Tổ chức các hoạt động để phổ biến và nâng cao nhận thức về môi trường và sức khoẻ cho cộng đồng.

3. Các chuẩn và chương trình tham khảo
  4.1. Liệt kê các chuẩn được tham khảo:
    Chuẩn đầu ra ABET
      Tên tổ chức xây dựng: Hội đồng phát triển nghề nghiệp kỹ thuật Mỹ
      Địa chỉ/tài liệu tham khảo: http://www.abet.org/
   Chuẩn đầu ra CDIO
      Tên tổ chức xây dựng: Đại học Kỹ thuật Massachusetts (Mỹ) và các Đại học Thụy Điển
      Địa chỉ/tài liệu tham khảo: http://www.cdio.org/,
   Chuẩn đầu ra AUN
      Tên tổ chức xây dựng: Mạng lưới các trường đại học ASEAN
      Địa chỉ/tài liệu tham khảo: http://www.aun-sec.org/
  4.2. Liệt kê các chương trình giáo dục được tham khảo:
    Chương trình ngành Công nghệ Môi trường
      Tên tổ chức xây dựng: Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
      Địa chỉ/tài liệu tham khảo: http://www.dut.edu.vn/
    Chương trình ngành Công nghệ Môi trường
      Tên tổ chức xây dựng: Trường Đại học Bách Khoa, TP. HCM
      Địa chỉ/tài liệu tham khảo: http://www.aao.hcmut.edu.vn/
    Chương trình ngành Khoa học Môi trường
      Tên tổ chức xây dựng: Trường Đại học Sài Gòn
      Địa chỉ/tài liệu tham khảo: http://sgu.edu.vn/
  Chương trình ngành Kỹ thuật Môi trường
     Tên tổ chức xây dựng: Trường Đại học Nông Lâm, TP. HCM
     Địa chỉ/tài liệu tham khảo: http://env.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=1852&ur=env
 

  • Ngày cập nhật: 18/12/2021
  • Ngày đăng: 18/08/2020
In nội dung