Giảng viên Viện CNSH&MT tham gia Hội thảo Công nghệ sinh học toàn quốc

Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc 2020 với chủ đề: “Công nghệ sinh học: Từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (“Biotechnology: From Basic Research to Application for Industrialization and Modernization được tổ chức tại Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế

 

Giảng viên Viện CNSH&MT tham gia Hội thảo Công nghệ sinh học toàn quốc

Ngày 26-27/10/2020, Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế phối hợp cùng Hội Công nghệ sinh học Việt Nam, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc 2020.

Toàn thể đại biểu tham dự hội thảo

Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 toàn cầu, thiên tai và biến đổi khí hậu tại miền Trung và những phát triển nhanh chóng của ngành CNSH trên thế giới.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Phiên toàn thể diễn ra với các báo cáo tổng quan và thành tựu đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu Công nghệ sinh học toàn quốc và ở thành phố HCM. Bên cạnh đó, một số báo cáo chuyên ngành nổi bật cũng được trình bày như báo cáo về điều trị tế bào gốc, vật liệu mới...

Giảng viên Viện CNSH&MT tham gia hội thảo

Viện CNSHMT, ĐHNT tham dự với vai trò điều hành tiểu ban, trình bày nhiều báo cáo oral và poster để chia sẻ các kết quả mới nhất từ giảng viên và sinh viên của viện.

TS. Nguyễn Văn Duy điều hành tiểu ban CNSH Môi trường và Nông nghiệp

TS. Đặng Thúy Bình trình bày báo cáo hội trường

Hội nghị cũng là diễn đàn khoa học công nghệ để các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên từ các trường đại học, viện nghiên cứu, công ty, doanh nghiệp công nghệ cao hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học trình bày, trao đổi các kết quả, thành tựu nghiên cứu mới nhất cũng như thảo luận các ý tưởng nghiên cứu mới, chuyên sâu, liên ngành.

TS. NGuyễn Thị Hải Thanh trình bày báo cáo hội trường

Các báo cáo hội trường, poster của giảng viên và sinh viên Viện CNSH&MT

STT

Họ tên người tham dự

Tên báo cáo

Hình thức trình bày

1

Nguyễn Văn Duy

Đại biểu được mời tham dự điều hành Tiểu ban CNSH Môi trường và Nông nghiệp

 

2

Đặng Thúy Bình

Trần Quang Sáng, Đặng Thuý Bình “Ghi nhận đầu tiên của 4 loài sán lá đơn chủ (Monogenea) trên cá da trơn (cá lăng Hemibagrus spilopterus, cá trê đen Clarias fuscus, cá sát sọc Pangasius macronema” tại khu vực Tây Nguyên, Việt Nam.

Oral

3

Nguyễn Thị Hải Thanh

Nguyễn Thị Hải Thanh, Lê Đặng Tú Trinh, Hà Lê Thị Lộc, Đặng Thuý Bình, Ngô Đăng Nghĩa, Audrey J. Geffen “Nghiên cứu sinh trưởng và tập tính bầy đàn của cá khoang cổ Amphiprion ocellaris sống chung với hải quỳ Stichodactyla gigantea trong điều kiện nuôi nhốt”

Oral

4

Khúc Thị An

Khúc Thị An, Văn Hồng Cầm “Ảnh hưởng của rong Ulva reticulata lên sự phát triển của nấm Cordyceps militaris

Poster – Fulltext

5

Văn Hồng Cầm

Văn Hồng Cầm, Phạm Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Anh Thư, Đoàn Vũ Thịnh, Lê Thành Cường “Khả năng hình thành màng sinh học và tính kháng kháng sinh của Vibrio Parahaemolyticus phân lập từ tôm hùm Panulirus spp. nuôi”

Poster – Fulltext

6

Nguyễn Thị Anh Thư

Nguyễn Thị Anh Thư, Nguyễn Võ Thu Trinh, Văn Hồng Cầm, Lê Thành CườngĐịnh danh và đánh giá khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn phát sáng từ ruột tôm hùm nuôi tại tỉnh Khánh Hoà”

Poster

7

Phạm Thị Minh Thu

Trương Nữ Thục Trâm, Phạm Thị Minh Thu “Chitosan kích thích sinh trưởng của chồi lan dendro (Dendrobium sp.) in vitro.

Poster

8

Nguyễn Thị Kim Cúc

Nguyễn Thị Kim Cúc, Trần Nguyễn Ý Vy “Phân lập và sàng lọc các chủng vi khuẩn nội cộng sinh có hoạt tính kháng khuẩn tử một số cây dược liệu”

Poster

9

Phạm Thị Lan

Phạm Thị Lan, Lê Nhã UyênPreparation of fishmeal from yellowfin tuna’s head (Thunnus albacares) by fermentation using oleaginous yeast Yarrowia lipolytica

Poster

10

Vũ Đặng Hạ Quyên

Vũ Đặng Hạ Quyên, Trương Thị Oanh, Trần Linh Thước, Đặng Thúy Bình “Đa dạng thành phần loài và mối quan hệ tiến hóa của các loài cá vược (Teleostei:Perciformes) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Poster

 

 

  • Share

Previous Post

ĐỀ TÀI TIẾN SĨ: SỰ THÍCH ỨNG CỦA CÁ KHOANG CỔ VỚI VẬT CHỦ HẢI QUỲ: TỪ GÓC NHÌN DI TRUYỀN TỚI SINH LÝ HỌC.

Next Post

Thành viên nhóm nghiên cứu Đa dạng sinh học và Bảo tồn tham gia hội thảo trực tuyến tại Indonesia và Việt Nam