Giảng viên Viện CNSH&MT tham quan mô hình nuôi biển của Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam

Ngày 2/12/2022, Giảng viên Viện CNSH&MT do PGS. TS. Đặng Thúy Bình làm trưởng đoàn đã tham quan mô hình nuôi biển của Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam (Công ty Australia).

Giảng viên Viện CNSH&MT tham quan mô hình nuôi biển của Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam

Đưa tin: Đặng Thúy Bình

Trong khuôn khổ hoạt động khảo sát nhu cầu nhân lực của chuyên ngành Ứng dụng Tin sinh học trong Nông nghiệp và Y dược, Viện CNSH&MT đã cử các giảng viên tham quan mô hình ứng dụng công nghệ 4.0 trong mô hình nuôi cá chẽm của Công ty Australia.

Hình 1: Hệ thống lồng nuôi trên biển của Công ty Australis tại Vịnh Văn Phong

Công ty Australia đã lắp đặt xà lan phun thức ăn và tàu thu hoạch ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản bền vững. Đây là hai thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản hiện đại, ứng dụng những công nghệ 4.0 mới nhất và thuộc loại đầu tiên tại Việt Nam. Trong đó, xà lan phun thức ăn (công suất 250 tấn) được trang bị hệ thống cảm biến và camera quan sát cực nhạy để theo dõi hành vi và sức khỏe cá nuôi, cùng với công cụ phân tích dữ liệu bằng AI giúp tối ưu hiệu quả cho ăn (kiểm soát hệ số FCR) và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường;

Hình 2: Hệ thống phun thức ăn tự động

Tàu thu hoạch bằng phương pháp bơm hút trực tiếp cũng có công suất lên đến 75 tấn/h, giúp cá tránh được tình trạng sợ hãi, căng thẳng và đảm bảo phúc lợi,…. Ngoài ra, với hệ thống lồng nuôi hiện đại và có sức chống chịu cao, công ty đã hoàn thiện công nghệ nuôi thâm canh (lên đến 300 tấn/lồng).

Hình 3: Giảng viên Viện CNSH&MT thăm sà lan phun thức ăn và hệ thống lồng nuôi

Ứng dụng công nghệ 4.0 là bước đi đột phá của Australis trong quá trình phát triển hướng đến kinh tế biển xanh. Đoàn công tác đã gặp và trao đổi với nhiều cựu sinh viên (CSV) của Trường Đại học Nha Trang thuộc các ngành Nuôi trồng thủy sản và Công nghệ sinh học. Đặc biệt, các CSV đã thích ứng và sử dụng thành thạo công nghệ 4.0 trong quản lý và chăm sóc sức khỏe cá chẽm nuôi lồng.

Hình 4: Di chuyển ra các khu nuôi lồng tại vịnh Văn Phong bằng cano

  • Share

Previous Post

Các đội thi vào vòng chung kết cuộc thi Môi trường xanh Khánh Hòa 2019 tham quan thực tế một số cơ sở xử lý môi trường

Next Post

Chung tay trồng rừng ngập mặn tại Ninh Ích, Ninh Hòa Khánh Hòa