Giảng viên & sinh viên viện CNSH & MT trải nghiệm học tập tại khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà - Hướng đến kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống Trường Đại học Nha Trang

Giảng viên & sinh viên viện CNSH & MT trải nghiệm học tập tại khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà - Hướng đến kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống Trường Đại học Nha Trang

Hướng đến kỷ niệm 63 năm ngày Truyền thống của Trường Đại học Nha Trang (1.8.1959), với sự hỗ trợ từ phía Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) và Hạt Kiểm lâm Hòn Bà, Viện CNSH&MT đã tổ chức hoạt động trải nghiệm học tập thực tế tại BTTN Hòn Bà dành cho 43 sinh viên, giảng viên trong 2 ngày 23 và 24/7/2022.

Hoạt động trải nghiệm khám phá hệ sinh thái rừng tại khu BTTN Hòn Bà được tổ chức trong 2 ngày với các nội dung gồm:

-       Tìm hiểu về khu BTTN Hòn Bà và mô hình quản lý, phục hồi hệ sinh thái rừng

-       Hoạt động lửa trại giao lưu kết nối GV, SV Viện CNSH&MT với Ban quản lý khu BTTN & Trạm kiểm lâm Hòn Bà

-       Tham quan thực địa rừng khu BTTN Hòn Bà

-       Chia sẻ các kết quả khảo sát/sưu tập về đa dạng sinh học rừng Hòn Bà

Sau khi được cán bộ khu BTTN Hòn Bà chia sẻ về các hoạt động bảo tồn tại Hòn Bà, Đoàn gồm 43 sinh viên & giảng viên Viện CNSH&MT được dẫn đi thực tế để tìm hiểu hệ động thực vật rừng Hòn Bà. Cũng trong phạm vi chuyến đi, Đoàn được giới thiệu về Khu di tích nhà gỗ của bác sĩ Yersin, tìm hiểu về con người và những đóng góp vĩ đại của ông đối với vùng đất Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung.

Khu BTTN Hòn Bà nằm về phía tây, cách thành phố Nha trang 60km đường bộ và hơn 15km đường chim bay. Đỉnh Hòn Bà nằm ở độ cao 1578m so với mực nước biển. Khu BTTN Hòn Bà rộng 20 ngàn hecta với 9 ngàn hecta nằm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt. Hệ động thực vật tại Khu BTTN rất phong phú và đa dạng về thành phần loài và giá trị như Nấm Linh chi, Sa nhân, Dó bầu, Ươi, Cốt toái bổ; nhiều loại gỗ quý như Pơ mu, Hoàng đàn giả, Gõ đỏ, Giáng hương; nhiều loại động vật quý mới phát hiện như Gà so Trung bộ; có 6 loài linh trưởng điển hình là Vượn đen má hung và Chà vá chân đen.

Sau 2 ngày trải nghiệm khám phá tại Hòn Bà; sinh viên, giảng viên & cán bộ khu BTTN đã có sự gắn kết, hiểu và cảm nhận được rõ hơn vai trò của hệ sinh thái rừng đối với cuộc sống con người cũng như việc điều hòa môi trường, khí hậu để có những thay đổi trong nhận thức, hành động và cùng chung tay bảo vệ môi trường rừng. Ngoài các GV, SV thuộc IBE, chuyến đi có sự tham gia của 2 sinh viên Thái Lan hiện đang là sinh viên trao đổi học tập tại NTU. Chuyến đi đã tạo nên những kỷ niệm thực sự đáng nhớ cho mỗi thành viên.

Dưới đây là một số hình ảnh của chuyến đi:

Hình 1: Cả đoàn chuẩn bị xuất phát tại cổng Viện CNSH & MT

Hình 2: Tập thể GV, SV và ban quản lý khu BTTN Hòn Bà

Hình 3: Khám phá rừng Hòn Bà

Hình 4: Nấm tại khu BTTN Hòn Bà 

Hình 5: Chuẩn bị lửa trại

Hình 6: Mọi người quây quần sinh hoạt, ca hát bên lửa trại

Hình 7: Bình minh trên đỉnh Hòn Bà

  • Share

Previous Post

Viện CNSH&MT tổ chức đêm nhạc từ thiện và gian hàng handmade "CHUNG TAY CÙNG NGƯỜI DÂN MIỀN TRUNG".

Next Post

Sáng kiến “Tập huấn về hiện trạng sử dụng năng lượng và tuyên truyền khuyến khích hành động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại trường học” của nhóm Giảng viên, sinh viên Trường Đại học Nha Trang được GYL trao quỹ triển khai 2022